top of page

Hiểu mình bằng việc hiểu quá khứ của mình.

Bạn sẽ nhận ra tại sao mình phản ứng khác với mọi người trong một số tình huống bằng việc tìm nguyên nhân ở quá khứ của mình.



Chúng ta đều được lập trình một cách vô thức trong quá khứ, trong tuổi thơ, trong tiềm thức một vài cách suy nghĩ nào đó về bản thân mình.



Ví dụ, lúc bé luôn phải dành lấy sự quan tâm của người khác, luôn muốn được sự công nhận, luôn tìm sự chú ý từ người yêu thương, lớn lên sẽ có cảm giác mình không đủ tốt, không đủ giỏi, không đủ với ai đó.



Ví dụ như, lúc bé luôn được dặn là phải mạnh mẽ, phải tự lập, phải vui vẻ thì lớn lên không dám chấp nhận cảm xúc của mình, không dám buồn, không dám yếu đuối, gồng mình và trách mình trong sợ hãi.



Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói, “Trong chúng ta ai cũng có một em bé đang đau khổ. Chúng ta đeo lên lớp mặt nạ của người lớn và chôn sâu đứa trẻ đang ngày đêm bị thương tổn trong lòng. Tuy nhiên, những tổn thương đó không bao giờ đi đâu cả, ta càng trốn tránh thì nỗi đau khổ không biến mất mà nó còn kéo dài âm ỉ hơn mà thôi.”



Hiểu quá khứ của mình, là bước chân để tìm hiểu những bản chất của mình hiện tại. Hiểu một người cũng như thế, lắng nghe quá khứ của họ để bao dung với những điều họ đang phản ứng trong hiện tại.



Ai cũng mong mình lớn lên thật đẹp, nhưng cuộc đời không tự nhiên diễn ra như thế. Mình muốn thương mình hay thương ai đó, hãy học cách để hiểu, đặt chân vào đôi giày của họ, và cảm thông, cho chính mình, cho cả người khác.




Mong bạn có một quá khứ không chấn thương, mong bạn tỉnh thức nhìn thấy vết thương của mình, mong bạn chấp nhận và làm hòa với đứa trẻ nhỏ, mong bạn đủ niềm tin rằng tương lai mình sẽ tốt.



Thương mến,


Rachel



Comments


_MG_0077.jpg

Chào mừng bạn ghé chơi!!

Cùng Rachel lắng nghe nhiều hơn những điều cơ thể và cuộc đời muốn nói! Xem thêm tại đây để biết về Rachel nhé!

Let the posts
come to you.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • Pinterest
bottom of page